
Mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách - an toàn - tươi ngon
1. Phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh:
Để giúp thực phẩm luôn tươi ngon, đầu tiên bạn cần phải phân loại thực phẩm trước khi bảo quản như sau:
- Đối với thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản):
Đầu tiên, sau khi mua thực phẩm tươi sống về, bạn rửa sạch và để ráo các loại thực phẩm như thịt, cá.
Tiếp đó, bạn chia nhỏ mỗi phần thực phẩm tươi sống và cho vào túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm để tiện cho việc sử dụng.
Cuối cùng, bạn có thể đặt vào ngăn mát tủ lạnh (từ 2 - 4 độ C) với thời gian sử dụng từ 3 - 5 ngày, hoặc ngăn đông tủ lạnh (khoảng -18 độ C) với thời gian bảo quản lên đến 3 tháng, thậm chí đến 12 tháng nhưng càng sử dụng sớm càng tốt bạn nhé!
- Đối với rau củ:
Với các loại rau củ, bạn không nên rửa sạch nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay liền. Thay vào đó hãy loại bỏ những phần bị úng, héo và tuyệt đối không để rau củ bị dính nước bạn nhé! Sau đó, bạn chia rau củ với lượng vừa phải, rồi cho vào túi zip hoặc túi nilong (có lỗ thoát khí) và đặt vào ngăn rau quả của tủ lạnh.
- Đối với trái cây:
Khi bảo quản trái cây, bạn nên phân loại 2 nhóm: nhóm trái cây nguyên trái (còn vỏ) và nhóm trái cây đã cắt thái (đã gọt vỏ):
• Với nhóm trái cây nguyên trái: Bạn có thể loại bỏ những phần cuống bị hư hoặc những quả bị úng, héo (như nho, nhãn, vải,…), cho vào túi zip có lỗ thoát khí, rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh từ 3 - 5 độ C.
• Với nhóm trái cây đã cắt thái: Bạn nên bảo quản trong hộp đựng thực phẩm và đặt vào ngăn mát tủ lạnh cũng với nhiệt độ tối ưu từ 3 - 5 độ C, sử dụng càng sớm càng tốt với thời gian bảo quản từ 1 - 2 ngày.
- Đối với thức ăn đã nấu chín
Với thực phẩm đã được nấu chín, nên để nguội (khoảng 2 tiếng) trước khi cho vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín và đặt ở nhiệt độ từ 2 - 4 độ C bên trong ngăn mát tủ lạnh. Thời gian sử dụng thức ăn đã được nấu chín nên diễn ra trong khoảng 3 ngày và bạn có thể chia nhỏ lượng thức ăn trước khi bảo quản giúp cho việc sử dụng được tiện lợi hơn.
2. Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Việc vệ sinh tủ lạnh sẽ giúp cho các động cơ bên trong tủ lạnh được nghỉ ngơi và hỗ trợ loại bỏ những cặn bẩn từ thực phẩm bám trên khay đựng, có thể len lỏi vào những khe của tủ lạnh. Ngoài ra, còn giúp loại bỏ mùi hôi và tạo bầu không khí tươi xanh bên trong không gian tủ.
3. Đông lạnh thực phẩm
Bạn có thể cho thực phẩm vào túi zip và ép không khí bên trong túi ra ngoài (hoặc sử dụng hút chân không thì càng tốt). Sau đó, bạn đặt thực phẩm vào ngăn đông sẽ giúp thời gian sử dụng rất lâu đến tận 1 năm.
4. Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý
Việc sắp xếp thực phẩm hợp lý cũng giúp bạn sử dụng thực phẩm đúng cách và giảm thiểu tình trạng vứt bỏ lãng phí. Hãy đặt thực phẩm mới vào phía bên trong tủ và những thực phẩm cũ trớc đó đặt ở phía ngoài để tiện lấy ra sử dụng.
5.Không để đồ ăn quá lâu
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là một trong những cách giúp bạn tiết kiệm thời gian chế biến, thời gian mua đồ và tránh lãng phí việc vứt bỏ thức ăn dư thừa trong ngày.
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bảo quản thực phẩm bên trong tủ lạnh cũng đều tốt. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu cho hay: việc bảo quản thịt, cá càng lâu bên trong tủ lạnh dễ làm giảm đi chất dinh dưỡng vốn có và thậm chí có thể sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe con người khi ăn phải.
=> Mua đồ ăn sạch tươi mới trong ngày tại hệ thống siêu thị VFarmart, tiết kiệm thời gian - an tâm sức khỏe!